Tái chế rác thải có lợi ích như thế nào? Cách phân loại rác thải? Các loại rác thải tái chế dùng để làm gì> … Trong nội dung này Phát Thành Đạt sẽ trả lời những câu hỏi của nhiều quý khách yêu môi trường.
“Rác thải là tài nguyên” đúng vậy nếu bạn chưa biết thì trước 2018 Trung Quốc là đất nước nhập khẩu rác hàng đầu thế giới. Họ nhập rác để làm gì? Câu trả lời là họ nhập rác để phân loại, tái chế để có nguyên liệu đầu vào cho các ngành công nghiệp của Trung Quốc. Nhờ vậy mà nền kinh tế Trung Quốc đã phát triển như ngày nay. Từ đó ta thấy được rác không phải là thứ vô dụng mà nếu biết tận dụng tài nguyên rác thải sẽ đem lại lợi ích kinh tế rất lớn,
Không nói đâu xa các bạn có thể thấy các công ty thu mua phế liệu, công ty nhập rác, chế biến rác đều là những đại gia. Họ làm giàu từ chính rác thải.
Vậy để biến rác thành tài nguyên cần phải làm gì? Quy trình tái chế rác như thế nào, phân loại ra sao, lợi ích từ các sản phẩm tái chế từ rác như thế nào thì cùng theo dõi hết bài viết sau đây nhé.
Nội dung chính:
Tái chế rác thải là gì?
Hiểu một cách đơn giản nhất, Tái chế rác thải chính là “làm mới” những món đồ cũ, đồ bỏ đi, không còn giá trị sử dụng nữa thành những vật liệu mới, có đủ khả năng tham gia vào quá trình sản xuất tiếp theo. Công việc tái chế rác thải có ý nghĩa to lớn đối với môi trường sống; thứ nhất là hạn chế khai thác tài nguyên thiên nhiên bừa bãi; thứ hai giải quyết triệt để tình trạng ô nhiễm môi trường do rác thải gây ra; thứ ba góp phần làm sạch môi trường sống của con người.
Xử lý rác thải đúng cách giúp biến những thứ tưởng chừng như vứt đi (không còn giá trị sử dụng) thành sản phẩm hữu ích, có tính năng sử dụng không hề thua kém đồ vật mới trên thị trường. Hiện nay, ngành công nghệ tái chế rác thải đang phát triển mạnh trên toàn cầu, tạo ra cơ hội kinh doanh sản xuất cho các nhà đầu tư Việt Nam. Sản phẩm tái chế từ rác thải đa số có chất lượng tốt, giá trị trao đổi cao, đặc biệt là đáp ứng nhu cầu sử dụng của khách hàng.
Lợi ích của việc tái chế rác thải
Tại sao Nhà nước và Chính phủ lại khuyến khích người dân tái chế rác thải nhiều như vậy. Nguyên nhân là do việc làm này mang lại lợi ích thích đáng cho môi trường sống của con người. Nổi bật nhất là giảm tải đáng kể lượng rác thải trong sản xuất và sinh hoạt thông thường.
Sau khi chúng ta phân loại và giữ lại những đồ vật có thể tái chế từ rác thải; thì vô hình chung khối lượng rác thải tồn tại trong môi trường tự nhiên sẽ giảm tải đáng kể; nguồn nước, đất đai và không khí không còn bị ô nhiễm nặng nề. Chất lượng cuộc sống của con người nhờ thế mà được cải thiện hiệu quả.
Ngành công nghiệp tái chế vật liệu (có nguồn gốc) từ rác thải thường sử dụng ít năng lượng hơn so với sản xuất đồ dùng, vật liệu mới. Đồng thời, làm giảm áp lực cung cấp vật liệu từ tài nguyên thiên nhiên; mà vẫn giữ được đặc điểm tính chất tương đương với vật liệu mới 100%. Tận dụng sản phẩm tái chế từ rác thải giúp chúng ta tiết kiệm được một khoản chi phí đáng kể, thay vì phải tốn kém mua sắm sản phẩm mới.
Phân loại rác có thể tái chế và không thể tái chế
Rác thải không thể tái chế
Không phải loại rác thải nào cũng có thể tái chế thành công, nói đúng hơn là không thể biến chúng thành những sản phẩm có ích cho người lần 2. Đối với rác thải loại này, chúng ta chỉ có thể chôn, vứt bỏ hoặc tiêu hủy nó theo quy định xử lý rác thải nói chung. Rác thải không tái chế được bao gồm: sành sứ, túi nilon, hộp xốp, cao su… Nếu được chân sâu dưới lòng đất, thì phải mất hàng trăm năm những vật liệu này mới phân hủy hết hoàn toàn.
Đối với nhóm rác thải không phân hủy được, thì cách tốt nhất là hạn chế sử dụng nó (càng không sử dụng càng tốt). Thay vì lạm dụng túi nilon, hộp xốp; chúng ta có thể thay thế bằng các loại túi giấy, hộp giấy hoặc hộp nhựa chứa đồ nhiều lần. Trong nhóm rác thải không thể tái chế còn có rác thải hữu cơ – tức là phế thải từ hoạt động sản xuất và sinh hoạt của con người có chứa thành phần hữu cơ trong đó.
Rác thải hữu cơ có ít giá trị sử dụng, thậm chí là không thể sử dụng lại lần nữa. Nhưng nếu biết cách thu gom và xử lý hiệu quả, thì nhóm rác thải này vẫn có thể tận dụng trong một số trường hợp đặc biệt. Quan trọng hơn tất cả là góp phần bảo vệ môi trường xanh sạch đẹp, cải thiện đáng kể tình trạng ô nhiễm nguồn nước, đất đai và bầu không khí.
Rác thải hữu cơ bao gồm các nguồn sau:
- Phế thải từ hoạt động nông nghiệp: rơm rạ, thân, cành cây, lá cây.
- Phế thải từ sản xuất công nghiệp: vỏ hạt cafe, bã mía, vỏ các loại hạt.
- Phế thải của làng nghề sản xuất: tinh bột, thức ăn thừa, rau củ quả,…
- Phế thải trong sinh hoạt của con người và sản xuất may mặc: vải vụn, sợi bông,…
Rác thải tái chế
Rác thải tái chế được hiểu là những sản phẩm (đồ dùng) cũ, bị hỏng hóc, không còn giá trị sử dụng ở thời điểm hiện tại; nhưng vẫn có thể xử lý để tái sử dụng trong tương lai; biến nó thành nguồn nguyên liệu mới hoặc sản phẩm tái chế từ rác thải. Các loại rác thải có thể tái chế được bao gồm:
- Sản phẩm có nguồn gốc từ nhựa (chai, lọ, thùng, hộp đựng,…)
- Bao bì bằng nhựa, bìa carton, giấy cứng,…
- Sản phẩm làm bằng thủy tinh (bát, đĩa, chai, lọ, cửa kính,…)
- Giấy báo, giấy in, giấy cứng,…
- Lá nhôm, Inox
- Sản phẩm có nguồn gốc từ kim loại (đồng, nhôm, sắt, thép, kẽm, chì, Niken,…)
Mỗi loại rác thải sẽ có những cách tái chế khác nhau, sao cho có thể tận dụng tối đa nguyên liệu trong cuộc sống; đồng thời giảm tải lượng rác thải gây ô nhiễm môi trường. Đối với rác thải hữu cơ, người ta có thể làm thành phân bón, thức ăn nuôi dưỡng động vật. Riêng với các loại rác thải không có khả năng tái chế, thì giải pháp tốt nhất nhất là thiêu hủy hoặc chôn sâu xuống lòng đất (sau khi đã trải qua công đoạn xử lý cơ bản).
Cách tạo ra sản phẩm tái chế từ rác thải
Thoạt nghe tưởng việc tái chế rác thải rất khó, đòi hỏi công nghệ cao siêu nào đó. Nhưng thực ra công việc này lại rất đơn giản, ai cũng có thể thực hiện kể cả người già và trẻ nhỏ. Ví dụ: từ những chai nhựa đựng nước, vỏ lon bia có thể tái chế thành ống đựng dụng cụ học tập, chậu cây cảnh trang trí,… Những đồ vật tưởng chừng vô dụng (chỉ có thể vứt đi hay tiêu hủy), thì nay có thể biến thành những sản phẩm mới, hữu ích và thực sự có giá trị đối với con người.
Dưới đây là gợi ý một số cách tái chế rác thải đơn giản và hiệu quả:
– Dùng vỏ chai để bảo vệ ống kính máy ảnh: dao rọc giấy cắt phần đế của chai nhựa có đường kính bằng với ống kính máy ảnh rồi chụp gọn lên ống kính và cất giữ cẩn thận để tránh trầy xước khi di chuyển.
– Biến tấu chai nhựa để tưới nước cho cây: đục lỗ nhỏ trên nắp chai nhựa để tưới nước cho cây thay vì phải mua bình tưới nước chuyên dụng.
– Tái chế nắp chai nhựa để xâu kim: cho bông gòn vào một miếng vải nhỏ rồi cuộn lại bằng thun hay thắt nút để giữ bông. Tiếp theo bắn keo vào bên trong nắp chai và gắn phần bông vừa cuộn vào. Như vậy là hoàn thành.
– Cách tái chế chai nhựa để trồng cây: dùng dao rọc giấy đục một lỗ ở giữa thân chai. Tiếp theo đục lỗ 4 góc xung quanh chai rồi xỏ dây qua lỗ đã đục và treo chai lên tường. Sau khi đã treo chai lên tường, đổ đất vào chai rồi gieo hạt giống và tưới nước.
Thay vì vứt bỏ những đồ vật cũ kỹ gây ô nhiễm môi trường, thì chúng ta hãy chọn lựa các phương pháp tái chế đơn giản và hiệu quả, nhằm cải tạo chúng thành những vật dụng hữu ích cho con người. Việc làm này đã góp phần hạn chế lượng rác thải có trong môi trường sống, đồng thời nâng cao chất lượng sống khỏe cho mỗi người. Nếu quý vị không muốn tự tay tái chế rác thải, thì có thể thanh lý nó cho các đơn vị chuyên môn như Phát Thành Đạt. Chúng tôi là các công ty thu mua phế liệu uy tín, có kinh nghiệm trong lĩnh vực tái chế phế liệu nhằm tạo ra nguồn nguyên liệu mới cho sản xuất, mà không phải khai thác từ thiên nhiên.
Các bạn có thể xem bảng giá phế liệu hôm nay mới nhất của chúng tôi. Mọi nhu cầu về thanh lý phế liệu hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất.
Nguồn chia sẻ: https://bentretv.org.vn/tai-che-rac-thai-co-loi-ich-nhu-the-nao/